Blogger templates

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Bắt đầu phương pháp tự học tiếng Anh giao tiếp


Trước khi bắt đầu chúng ta cần xác định đúng hướng tự học giao tiếp và lối tư suy cần phải theo để đạt được kết quả tốt nhất. Nhiều người cho rằng để giao tiếp tiếng Anh tốt thì cần phải biết nhiều ngữ pháp để nói cho đúng, biết nhiều từ vựng, câu để đáp ứng việc nói. Sau đó rồi mới đến việc luyện nghe và nói. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi vì nó không tuân theo quy luật tự nhiên. Vậy, để tự học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả chúng ta cần tuân theo quy luật nào?

1. Hãy tự học tiếng Anh như một đứa trẻ bắt đầu từ nghe - nói - đọc- viết:

   Thay vì quan niệm "khôn ngoan" của người lớn cho rằng học ngoại ngữ cần phải biết ngữ pháp nhiều, từ vựng thật nhiều và điều ưu tiên. Thì kết quả là việc tự học của họ không thể nhanh bằng một đứa trẻ. Nguyên nhân tại sao? Các nhà ngôn ngữ đã quan sát và thấy rằng quá trình tự học ngôn ngữ của chúng bắt đầu bằng nghe, sau đó rồi mới đến việc tập nói. Việc nghe đủ nhiều khiến cho việc tiếp thu ngôn ngữ vào chúng một cách rất tự nhiên. Chúng nghe nhiều, dần dần sẽ thành thói quen và biết cách phân biệt các âm tiết một cách chuẩn hơn. Song song với quá trình đó, chúng bắt đầu học nói. Ban đầu chúng có thể bập bẹ đôi chữ như từ "bố" "mẹ", Dad, mum, nhưng sau những quá trình nghe nhiều và luyện tập nói theo chúng có thể điều chỉnh giọng của chúng sao cho khớp với những âm thanh mà chúng đã tiếp thu được. Cuối cùng chúng có thể nói thành thạo hơn mà không cần phải học bất kỳ chữ cái nào :D. Vậy là bạn đã hiểu ra tại sao chúng ta cần phải tuân theo quy luật "Nghe- Nói- Đọc- Viết" rồi chứ?

Tự học tiếng Anh giống như đứa trẻ 

2. Yêu cầu để bạn có thể học theo phương pháp này
 Tùy thuộc vào vố kiến thức mà bạn có hiện tại để học, tuy nhiên học nghe cũng phải tuân theo trình tưh từ dễ đến khó

- Bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh

Việc mới bắt đầu học tiếng Anh, hoặc mới học lại sau một thời gian dài đòi hỏi bạn phải nỗ lực trong việc học song song từ vựng, một ít ngữ pháp cơ bản và học nghe những đoạn hội thoại ngắn đơn giản. Việc nghe đi nghe lại những đoạn hội thoại đó sẽ giúp bạn nhanh chóng nghe tốt những cách nói đơn giản của người bản ngữ. Cũng từ việc bạn nghe tốt, bạn sẽ biết được cách phát âm như thế nào là tốt hơn giống với người bản ngữ

- Bạn là người đã có nền tảng tiếng Anh nhất định

Nếu bạn đã là người có nền tảng tiếng Anh, việc tự học sẽ trở nên dễ dàng hơn nhưng cũng đòi hỏi bạn phải thực sự chăm chỉ và cố gắng để luyện nghe, nói thật tốt.
- Công cụ:
  smart phone,
 app: Google driver, VOA English, Skype, Google search  tìm bạn học.
 Books
Nghe: loa, đài,

Các kênh Youtube tự học ngoại ngữ bổ ích



SOZO EXCHANGE



Học tiếng Anh theo thầy Kenny N



Learning English with comedy film



Những bí kíp và dấu hiệu nhận biết khi học các thì

Với hai thì hiện tại đơnquá khứ đơn, khi trong câu xuất hiện trợ động từ (do, does, don’t, doesn’t, did, didn’t) thì động từ trở về nguyên mẫu.
EX:
+ She waches TV every night.     -     She doesn’t wacht TV every night.
+ He went to school yesterday.    -    Did he go to school yesterday.
-         Với mọi thì: khi chuyển sang thể phủ định, ta chỉ thêm “not” vào sau trợ động từ đứng gần chủ ngữ nhất.
+ I had loved her before 2000.    – I hadn’t loved her before 2000.
+ I will have been working here for three years by the end of next month.
   I won’t  have been working here for three years by the end of next month.
(một số bạn sẽ thắc mắc không biết thêm not sau will hay sau have)
-         Để chuyển câu hỏi từ “yes or no” sang câu hỏi information, ta giữ nguyên công thức của các thì (công thức các thì ở thể nghi vấn chỉ là yes or no) và chỉ cần thêm từ để hỏi (what, why, when, where …) vào trước thể nghi vấn.
+ Do you love me?   - Why do you love me?
   Will you go to Da Lat? – When will you go to Da Lat?

-         Để tránh nhầm lẫn trong việc thêm: es, ed, ing vào sau động từ, các bạn hãy học một lần cho thật chắc, so sánh sự giống và khác nhau giữ chúng. Thực chất, cách chia động từ trong 12 thì cơ bản của tiếng anh quanh đi quẩn lại cũng chỉ có thêm es, ed, ing và bảng động từ bất quy tắc. (1 thì thêm “es” – Hiện tại đơn, 4 thì thêm “ed” – Quá khứ đơn, Hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành và tương lai hoàn thành, 6 thì thêm “ing”: HT tiếp diễn, QKTD, TLTD, HTHTTD, QKHTTD, TLHTTD)
-         Cứ thì “tương lai – Future”  là phải « tương will » (S + will + …)
S + will + Vo : TL đơn
S + will + be + Ving: TLTD
S + will + have + PP  (V3/ed): TLHT
S + will + have + been + Ving: TLHTTD
-         Cứ thì nào có chữa “ Tiếp diễn - continuous” là phải có tobe + ving (Lưu ý tobe phải chia theo thì nhé: am, is, are, was, were, be, been)
S + am/is/are + Ving: HTTD
S + was/were + Ving: QKTD
S + will+ be + Ving: TLTD
S + have/has + been + Ving: HTHTTD
S + had + been + Ving: QKHTTD
S + will + have + been + Ving: TLHTTD

DẤU HIỆU NHẬN NHẬN BIẾT CÁC THÌ

Simple Present

- Always: Luôn luôn
- Ussually: Thường hay
- Generally: Thường hay
- Often: Thường
- Sometimes: Thỉnh thoảng
- Rarely: Hiếm khi
Present Continuous
- Now: Bây giờ.
- Rightnow: Ngay bây giờ.
- Atpresen: Hiện tại bây giờ
- At the moment: Vào lúc này
Simple Past
- Yesterday: Ngày hôm qua
- Ago: cách đây
- Last: Qua, trước đó last night, last week, last summer, last …
. Past Continuous (anh chàng này phải dựa vào văn cảnh khá nhiều đó)
At 8 o’lock last night, I was reading a book.
While I was learning this morning, mysister was playing the computer games
I was having a bath when the telephone rang.
When the telephone rang, I was having a bath
Presen Perfect
- Just: Vừa mới.
- Already: Rồi.
- Yet: Chưa (Dùng trong câu PĐ và NV).
- Recenly; Gần đây.
- Since: Từ. (Kèm mốc thời gian sự việc bắt đầu)
- For: Khoảng (Kèm mốc thời gian sự việc diễn ra)
Simple Future
- As soon as: Ngay khi
- Untill: Cho đến khi
- After: Sau khi
- Before: Trước khi
- When: Khi
Mệnh đề chỉ thời gian + S + VPresen +
S+ Will+ Vinf
Future Perfect
- By the time
- By then
- By + mốc thời gian
Future Continuous
- at this time: Vào thời điểm này.



Cách ghi nhớ các thì tiếng Anh

Trong quá trình học mình đã tổng hợp 12 thì tiếng Anh, bằng hình ảnh rất trực quan và dễ nhớ. Mình muốn chia sẻ cách tự mình ghi nhớ 12 Thì như thế nào. 




Cừng với bảng 12 thì tiếng Anh ở trên, mình đã sáng tác ra một bài thơ nội dung 12 thì đó:

Kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh hiệu quả


Từ vựng trong tiếng anh la điều mà nhiều bạn cảm thấy đau đầu mỗi khi lao vào học tiếng anh, làm sao để để có thể nhớ một số lượng từ như mình mong muốn? Làm cách nào để có cách học từ vựng hiệu quả? Chúng ta hãy xem qua những kinh nghiệm học từ vựng sau.

3 nguyên tắc giúp bạn học từ vựng tiếng anh hiệu quả

Bước 1: Xác mục tiêu về từ vựng của chính bạn một cách cụ thể: bởi vì không có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ không có động lực rõ ràng và bạn cũng sẽ không bao giờ biết mình đã đạt được mục tiêu hay chưa (như con thuyền lênh đênh không biết đâu là điểm đến). Một số gợi ý về mục tiêu hc tiếng anh:
  • Đối với một số bạn, nó có nghĩa là khi đọc một bài báo thời sự tiếng Anh bạn sẽ biết đủ từ để hiểu được bài đó. Hay là biết hầu hết các từ trong bài đó?
  • Đối với các bạn khác, nó lại là biết được các từ hay gặp trong các kì thi chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL, IELTS, TOEIC, SAT, GRE, ...
  • Lại có các bạn khác, đặt biệt là các bạn mới đi du học, có mục tiêu là biết  đủ từ tiếng Anh để có thể tiếp thu bài giảng tiếng Anh của thầy cô giáo một cách dễ dàng.
Bước 2: Đọc, đọc nữa, đọc mãi. Dĩ nhiên đọc không phải là con đường duy nhất, mặc dù nó là cách phổ biến và rất hiệu quả. Nếu mục tiêu về từ vựng của bạn là nghe được bài nói chuyện của Steve Jobs thì bạn không chỉ cần phải biết nhiều từ, mà bạn còn phải nghe được những từ bạn học được. Lí do là khi bạn kiểm tra tiến triển của mình bằng cách nghe bài nói chuyện của Steve Jobs, bạn sẽ phải nghe cho hiểu, mà nhiều khi bạn biết từ đó rồi nhưng vì một lí do nào đó bạn vẫn không nghe ra nó! Nếu mục tiêu của bạn liên qua đến từ vựng trong bối cảnh nghe, thì bạn cũng phải nghe thường xuyên nữa bên cạnh việc đọc.
  • Đọc/Viết/Nghe/Nói về những đề tài mà bạn thích: vì bạn chỉ nhớ lâu những gì chính bạn thấy thích.
  • Học cùng với bạn bè: sẽ khiến bạn thấy vui và có động lực hơn; học mà chơi, chơi mà học.
  • Dùng một từ điển tốt như từ điển Oxford Advanced Learners’ Dictionary. Và bạn có thể dùng một chương trình như Gom Từ Nhặt Nghĩa để giúp bạn tra và lưu từ thuận tiện.
Bước 3: Tối ưu hóa việc nhớ từ: bằng cách ôn từ với Ôn Từ Thông Minh , học từ với hình ảnh. Sau khi bạn đã đọc nhiều, nghe nhiều và gặp nhiều từ mới, bạn sẽ cần học cách nhớ từ một cách hiệu quả.
tu hoc tu vung hieu qua

tự học từ vựng hiệu quả

  • Cách bình thường mà nhiều bạn vẫn dùng là ghi vào vở rồi ôn lại. Cách này là cách duy nhất khi máy tính chưa ra đời. Giờ đây bạn nên dùng các chương trình Ôn Từ Thông Minh để ôn từ bởi nó giúp bạn nhớ từ nhanh hơn nhiều lần.
  • Nhưng cho dù bạn có dùng các chương trình Ôn Từ Thông Minh thì bạn vẫn nên chú trọng học những từ bạn thấy cần học hay thích học, bên cạnh những từ cơ bản hay gặp mà ai cũng phải biết. Não bộ con người sẽ nhớ những từ bạn thích thú, muốn nhớ để dùng ngay hơn nhanh hơn nhiều những từ bạn bị bắt buộc phải nhớ (và tôi tin tưởng là càng ngày chuyện “nhồi sọ” học sinh sẽ giảm hẳn).
  • Một cách học thú vị khác là học từ có hình ảnh đi kèm. Bạn có thể tìm thấy nhiều trang học từ có hình ảnh rất thú vị trên mạng ở trang tài liệu tiếng Anh.
Video dưới đây là bài phát biểu của Steve Jobs vào năm 2005 tại đại học Stanford, chúng tôi tin rằng, video này sẽ mang lại cho bạn nhiều động lực hơn để duy trì niềm đam mê khi học tiếng anh của bạn.

Dưới đây là 10 mẹo học từ vựng tiếng anh mà bạn có thể áp dụng

1. Hãy học những từ có liên quan đến nhau.

Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.

2. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích.

Đây là một điều theo tôi là cực kì quan trọng để bạn có thể duy trì việc học từ vựng tiếng Anh được lâu dài (và tôi đã nói với bạn chưa rằng nếu bạn muốn thật thật giỏi thì nó gần như đồng nghĩa với học học mãi?).

Nếu bạn thích âm nhạc, học từ mới ở các bài hát, ở các bài viết liên quan đến âm nhạc; đọc các bài viết về các nhạc sĩ, vân vân. Bạn là một người thích các môn tự nhiên?: đọc các bài viết về vật lí vui, về toán học vui, về các hành  tinh, về cách xây nhà, cách lập trình, … Điều mấu chốt ở đây là bạn học mà như…không học! Học mà vui, học mà thấy thích, học mà say mê, học mà như chơi! Nếu tôi chỉ có thể viết một câu cho bài này, đây chính là câu tôi sẽ viết.

Điều này rất quan trọng, và bạn cần phải học tiếng Anh hay bất kì tiếng gì trong bối cảnh đọc hay nghe hay tìm hiểu về cái bạn thích. Có thể là bạn cần biết gấp một số từ để đi thi, để đạt mục tiêu trước mắt này kia, nhưng nếu bạn thật sự nghiêm túc, bạn sẽ thấy là không có con đường tắt. Có đường tắt, nhưng không có đường tắt dẫn đến thành công bền vững.
3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. : Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.
4. Sử dụng video: Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.
5. Thu một cuốn băng từ vựng: Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.
6. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa: Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.
7. Luyện tập từ mới khi viết luận: Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.
8. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp: Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.
9. Luyện tập từ mới khi nói: Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.
10. Hãy đọc nhiều: Sau khi có một mục tiêu cụ thể, bạn sẽ tự động có động lực để học (dĩ nhiên là trừ khi ai đó áp đặt mục tiêu đó cho bạn – và đây là một điều không nên). Và để gặp được nhiều từ mới, không gì là bằng cách đọc thật nhiều. Lí do đơn giản là khi bạn đọc bạn sẽ gặp nhiều từ mới bạn chưa biết, và bạn sẽ…học! Và nếu nói về bài tiếng Anh để đọc thì có rất nhiều ở các trang tin tức như CNN, BBC và hàng triệu trang khác. Bạn chỉ đơn giản gõ một từ tiếng Anh vào google.com thì bạn sẽ thấy rất nhiều bài hay để đọc.



Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Tự luyện tập kỹ năng nghe tiếng Anh

Bạn có bao giờ băn khoăn tại sao mình luyện nghe tiếng Anh nhiều nhưng vẫn nghe không được? Và bạn đã từng áp dụng theo nhiều phương pháp luyện nghe tiếng Anh giao tiếp rất hay mà vẫn tiến bộ ì ạch? Nhiều khả năng bạn đang luyện kỹ năng nghe tiếng Anh chưa đúng hướng. Sau đây là môt số điều nên tránh khi luyện nghe tiếng anh.

Không luyện nghe thường xuyên
Không một “phương pháp thần kỳ” nào có thể giúp bạn nghe tốt hơn nếu như bạn không nghe tiếng Anh thường xuyên. Những chương trình luyện nghe nói tiếng Anh hiệu quả được nhắc đến nhiều nhất hiện nay như Pimsleur hay Effortless English đều đòi hỏi học viên nghe thường xuyên, thậm chí mỗi ngày.
Nghe là việc đầu tiên và đơn giản nhất bạn có thể làm để tiếp xúc và trở nên quen thuộc với một ngôn ngữ mới (cho dù bạn chưa hiểu mình nghe được gì). Những đứa trẻ đã học một ngôn ngữ mới như thế nào? Chúng nghe tiếng Anh liên tục mỗi ngày, 365 ngày/ năm, suốt nhiều năm. Sau đó chúng mới bập bẹ tập nói và đến trường học đọc, học viết.
Dĩ nhiên, với một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, bạn không cần phải nghe liên tục suốt nhiều năm rồi mới có thể nói, đọc, viết. Nhưng nghe thường xuyên là điều bắt buộc phải làm nếu bạn muốn giỏi tiếng Anh. Nếu bạn đã nghe thường xuyên nhưng vẫn chưa tiến bộ, hãy đọc tiếp bên dưới.
Đầu tiên mình nói sơ qua ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta, tuy bạn là người Việt nhưng chắc gì bạn đã hiểu hết các ngữ nghĩa của từ, mỗi ngôn ngữ đều có những mặt khó của nó, sau đây là một ví dụ đơn giản.

Nghe nhưng không hiểu:
Nhiều bạn cho rằng chỉ cần nghe nhiều thì sẽ hiểu. Nhưng bạn hãy nghĩ xem, nếu bạn không hiểu, bạn nghe 100 lần, 1.000 lần cũng không hiểu. Có thể bạn sẽ nghe được, nhưng bạn không hiểu.
Đơn cử tiếng Việt chúng ta dạo gần đây xuất hiện nhiều từ mới mà các cô bác lớn tuổi không hiểu, ví dụ như “chém gió”. Nếu bạn nói “chém gió”, họ sẽ nghe được nhưng vẫn không hiểu. Họ có thể nghe được “Anh A đang chém gió”, nhưng họ không hiểu anh A đang làm gì. Cho dù bạn nói “chém gió” 1.000 lần, họ cũng không hiểu. Trừ khi bạn giải thích cho họ hiểu “chém gió” là như thế nào.
–> Bạn phải hiểu những gì mình nghe, rồi từ đó nghe nhiều lần để ghi nhớ.
Nghe một nội dung quá ít:
Hôm nay bạn nghe từ “book”, bạn hiểu là quyển sách. Nhưng 30 ngày sau, bạn nghe lại từ “book”, nhiều khi bạn không nhớ được nó nghĩa là gì. Điều đó sẽ xảy ra nếu bạn nghe 1 từ vựng (hoặc 1 nội dung) quá ít lần.
Nhiều bạn nghe nhiều, nhưng lại là nhiều nội dung khác nhau. Ngày 1 bạn nghe bài A 5 lần, có 5 từ vựng mới. Qua ngày 2 bạn nghe bài B 5 lần, có thêm 6 từ vựng mới. Đến ngày 3, bạn nghe bài C 6 lần, có 8 từ vựng mới…
Kết quả: Sau một tuần luyện nghe liên tục, bạn nghe được 7 bài với hàng chục từ vựng hoàn toàn khác nhau. Nếu từ vựng hôm trước KHÔNG xuất hiện ở những bài nghe sau, từ những số lần nghe ít ỏi đó, bạn sẽ cảm thấy “quen quen nhưng không nhớ” nếu sau này nghe lại những từ vựng bạn cho là mình đã học và thuộc rồi.
–>Bạn cần nghe một nội dung nào đó nhiều lần để ghi nhớ sâu vào tiềm thức. Có như vậy, bạn mới có thể hiểu ngay mà không cần suy nghĩ ở những lần nghe sau.
Không chú ý phát âm
Chắc hẳn bạn đã nhiều lần được nghe khuyên rằng : “Phát âm tốt sẽ nghe tốt hơn”. Điều này hoàn toàn đúng. Tại sao lại như vậy? Đơn giản vì khi bạn phát âm sai, bạn sẽ quen với cách phát âm sai đó. Đến khi nghe người khác phát âm đúng, chuẩn, bạn sẽ trố mắt “Ủa, anh chị nói gì?”, “À, thì ra từ này phát âm như vậy đó hả?”.
Ráng nghe cho được từng từ
Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất nhưng hầu như không ai nhận ra.
Khi nghe, nhiều bạn cho rằng mình thiếu từ vựng, nghe được từ nhưng không hiểu nghĩa nên nghe không được. Tôi cũng từng nghĩ như vậy. Tôi cũng cố gắng học thêm nhiều từ vựng. Từ nào nghe không được, tôi cố gắng nghe lại, nghe cho đến khi nghe được tất cả các từ trong bài nghe mới thôi. Nhưng nếu bạn cũng giống như tôi, bạn sẽ bắt đầu rơi vào những trở ngại thế này:
·         - Cách làm này tốn rất nhiều thời gian
·         - Bạn không thể luôn luôn nghe hết được tất cả từ vựng trong 1 bài nghe. Bởi vì sẽ luôn có những từ mới xuất hiện và bạn không biết nghĩa của chúng.
·        -  Bạn bị cuốn theo từ vựng, và khi nghe không được 1 từ nào đó, bạn bị “khựng lại”, ráng nhớ cho ra từ đó là gì… kéo theo không nghe được cả đoạn nghe còn lại sau đó.
Cố gắng nghe những bài quá khó
Nếu bạn nghe chưa tốt và muốn luyện nghe để nhanh tiến bộ, hãy nghe những bài có độ khó phù hợp với trình độ của mình. Khi bạn đã cảm thấy thoải mái với những bài nghe đơn giản rồi, hãy tiếp tục thử thách mình với những bài nghe khó hơn.
Ngược lại, nếu bạn nghe chưa tốt nhưng lại cố chọn nghe những bài quá khó, điều đó sẽ không giúp bạn cải thiện nhiều, thậm chỉ còn khiến bạn tự ti, chán nản.
Giải pháp là gì? Đó là bạn phải chấp nhận sự thật là “Bạn sẽ không nghe và hiểu hết được mọi từ ngữ trong đoạn nghe” hay bắt đầu luyện tập cách học tiếng anh giao tiếp để hiểu được nội dung của đoạn nghe mà không cần nghe hết từng từ thông qua các khóa học tiếng anh giao tiếp.
Chúc các bạn thành công !



Bảy nguyên tắc giúp bạn tự học tiếng anh hiệu quả



Khám phá cách học tiếng anh hiệu quả cũng như các kỹ năng và phương pháp học giỏi tiếng anh dành cho người mất căn bản hoặc người mới bắt đầu học tiếng anh cơ bản và tiếng anh giao tiếp

Dưới đây là 7 nguyên tắc cực kỳ quan trọng nhằm cải thiện kỹ năng ghi nhớ và phải triển vốn từ vựng cũng như giúp bạn tiến bộ nhanh trong việc trau dồi kỹ năng anh ngữ của mình.

Nguyên tắc học tiếng Anh hay bất kì ngoại ngữ nào cần biết

Hãy tưởng tượng bạn nói tiếng Anh một cách tự nhiên... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng một cách dễ dàng, và nhanh. Sau đây là chia sẻ 7 nguyên tắc học tiếng Anh của một chuyên gia dạy tiếng Anh trên trang web edufire và rất được nhiều người ủng hộ. Mục tiêu của bạn: Hãy tưởng tượng nói tiếng Anh một cách tự động... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng bạn một cách dễ dàng, và nhanh.

Bạn hiểu ngay lập tức.

Để làm được điều này, bạn phải thay đổi ngay cách bạn học tiếng Anh. Việc đầu tiên là bạn phải dừng ngay lại việc học các từ tiếng Anh? Cái gì?
Dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh. Đúng thế, đừng ghi nhớ các từ. Người bản ngữ không học tiếng Anh bằng cách nhớ các từ riêng biệt. Người bản ngữ học cách nói cả Nhóm từ. Nhóm từ là một số các từ được đi với nhau một cách tự nhiên.

Học nhanh lên gấp 4 lần.

Nghiên cứu của Tiến sỹ Dr. James Asher chứng minh rằng học bằng các nhóm từ, cả câu sẽ làm việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần các từ riêng biệt. Nhanh hơn gấp 4-5 lần. Hơn nữa, học sinh sinh viên học các câu có Ngữ pháp tốt hơn.

Sau đây là 1 số nguyên tắc cho các bạn học tiếng anh:

Nguyên tắc số 1: Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt.
  • Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt.
  • Hãy sưu tập các nhóm từ.
  • Tiếng Anh nói và ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn.
  • Luôn luôn học đủ câu.
  • Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu.
  • Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu.

Nguyên tắc thứ 2: Không học ngữ pháp

  • Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên - không phải NGHĨ. ==> Các bài viết về ng pháp tiếng anh
  • Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp. Tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN.
  • Vì thế Nguyên tắc thứ 2 là: Không học ngữ pháp.

bạn có thể tự học tiếng Anh hiệu quả


Nguyên tắc thứ 3: Nguyên tắc quan trọng nhất - Nghe trước.

  • Nghe, nghe, nghe. Bạn cần phải nghe một thứ tiếng Anh có thể hiểu được. Bạn phải nghe tiếng Anh hàng ngày. Đừng đọc sách giáo khoa. Hãy nghe tiếng Anh. Điều này thật đơn giản. Đây là chìa khóa đến thành công trong học Tiếng Anh của bạn, Bắt đầu Nghe hàng ngày.
  • Học với Tai của bạn, Không phải Mắt của bạn.
  • Tại hầu hết các trường, bạn học tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp..
  • Nhưng bây giờ bạn phải học tiếng Anh với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt tiếng Anh. ==> Nguyên tắc khi luyn nghe tiếng anh


Nguyên tắc thứ 4: Học chậm, học sâu là tốt nhất.

  • Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
  • Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ - chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương Một 30 lần trước khi nghe Chương Hai. Bạn có thể nghe Chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày.

Học ngữ pháp một cách chuyên sâu.

Thế ngữ pháp thì sao? Bạn học chuyên sâu thế nào mà không cần học các nguyên tắc ngữ pháp? Tôi sẽ nói với bạn cách học ngữ pháp một cách tự nhiên. Hãy sử dụng phương pháp sau và ngữ pháp sẽ tiến bộ một cách tự động. Bạn sử dụng các cách sử dụng các thì động từ một cách tự động. Bạn không phải nghĩ. Bạn không phải thử.

Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn

Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp tiếng Anh một cách tự động. Bạn phải học Ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, Hoàn thành, Hiện Tại, Tương lai.
Bạn làm thế nào? Đơn giản! Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với Thì quá khứ, Hoàn thành, và Tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn.

Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần Nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và Ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên.Bạn sẽ sử dụng Ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động.
Đấy là bí mật để học Ngữ pháp tiếng Anh. 

Tôi muốn bạn suy nghĩ về một điều này: Tại sao bạn học tiếng Anh 4 năm rồi mà bạn vẫn thấy khó khăn để hiểu người bản ngữ?

Không có vấn đề gì sai với bạn cả. Vấn đề nằm ở trong trường học bạn học tiếng Anh và các sách giáo khoa của bạn. Sách giáo khoa tiếng Anh và các đĩa CD của sách giáo khoa rất không tốt. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh giao tiếp thực thụ. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh tự nhiên, thứ tiếng Anh được sử dụng trong các cuộc nói chuyện thông thường.

Bạn học tiếng Anh của Sách giáo khoa.

Làm sao để hiểu người bản ngữ?  Bạn phải học cái thứ tiếng Anh hội thoại tự nhiên. Để học thứ tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học tiếng Anh hội thoại thực thụ.
Bạn học tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ.

Nguyên tắc thứ 6: Chỉ sử dụng tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ

Bạn có thể học tiếng Anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe.
Hãy tìm các nguồn hội thoại tiếng Anh thực thụ. Đọc và Nghe hàng ngày.

Nguyên tắc thứ 7: Đây là nguyên tắc cuối cùng, và là nguyên tắc dễ nhất: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại.

  • Hãy sử dụng các Bài học có câu chuyện Nghe và Trả lời.
  • Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tự động.
  • Bạn sử dụng các câu chuyện Nghe và Trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câi chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn Suy nghĩ nhanh bằng tiếng Anh!.
  • Nếu bạn không có giáo viên/gia sư bản ngữ, hãy sử dụng bạn của bạn, bố mẹ bạn...